43 sản phẩm được các địa phương đề nghị Trung ương đánh giá, phân hạng cấp 5 sao

Sau hơn 02 năm thực hiện, Chương trình OCOP được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước, đã có 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đánh giá, phân hạng cho 2.049 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Sáng 25/8/2020, Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đã họp triển khai kế hoạch năm 2020 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, với quan điểm, phát triển kinh tế nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ngày 7/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020. Đây là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa…) và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Sau hơn 2 năm thực hiện, Chương trình được tổ chức triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước, đã có 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đánh giá, phân hạng cho 2.049 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

“Chương trình bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy được nhiều sản phẩm lợi thế của địa phương, vai trò cộng đồng được nâng cao, đồng thời thúc đẩy sản xuất theo chuỗi giá trị, khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình và kinh tế nông thôn”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định.

Căn cứ Quyết định số 1048/QĐ-TTg và 781/QĐ-TTg của Thủ tướng, đã có 43 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao được các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng sản phẩm 5 sao.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã đóng góp ý kiến, hoàn thiện tài liệu để thống nhất về quan điểm, định hướng về Chương trình OCOP và nhiệm vụ, yêu cầu của Tổ tư vấn, góp phần tổ chức Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia hiệu quả và phù hợp với các quy định đã được ban hành.

Báo cáo Kế hoạch Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia năm 2020, ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương nhấn mạnh vấn đề “đảm bảo hiệu quả, công khai và minh bạch”.

Ông Tiến cho biết, dự kiến Hội đồng đánh giá chuyên ngành tổ chức đánh giá lần 1, hoàn thành trong tháng 9/2020. Hội đồng OCOP cấp Quốc gia đánh giá lần 2 dự kiến trong cuối tháng 9, đầu tháng 10/2020 sau khi hoàn tất đầy đủ hồ sơ, thủ tục của đánh giá lần 1 và đáp ứng một số quy định cụ thể. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức công bố kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia năm 2020.

Theo hướng dẫn nhiệm vụ của Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia, Tổ tư vấn sẽ triển khai nhiệm vụ theo 5 bước, từ Tiếp nhận danh sách và hồ sơ đề nghị của địa phương, Tổ chức kiểm tra thực tế các chủ thể, Nghiên cứu và đánh giá hồ sơ sản phẩm, Họp Tổ tư vấn để đánh giá hồ sơ sản phẩm, Xây dựng báo cáo đánh giá hồ sơ sản phẩm.

Sau khi lắng nghe ý kiến của các thành viên Tổ tư vấn, phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định, chương trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia được Chính phủ và các địa phương rất quan tâm.

Lưu ý quan điểm của chương trình là nhằm đánh giá chất lượng, từ đó nâng cao giá trị cho sản phẩm nông thôn, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị Hội đồng OCOP cấp Quốc gia cần đánh giá sản phẩm một cách khách quan, công tâm, đáp ứng mong mỏi của các địa phương thực sự mong muốn phát triển OCOP.

Ông Nam cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn nói trên, sau khi điều chỉnh, bổ sung một số nội dung cho sát với thực tế.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam yêu cầu Tổ tư vấn cần quan tâm thêm về hoạt động tư vấn, đảm bảo đánh giá, phân hạng chính xác các sản phẩm chất lượng. Đồng thời, cần số hóa tài liệu để các địa phương, người dân dễ dàng tiếp cận nhanh chóng, giảm bớt thủ tục.

 

Danh sách các sản phẩm đề nghị Trung ương đánh giá, phân hạng sản phẩm 5 sao năm 2020:

            Hà Giang       

1          Trà xanh (hộp bà cụ 100 gam) – HTX chế biến chè Phìn Hồ

2          Hồng Trà xanh (hộp bà cụ 100 gam) – HTX chế biến chè Phìn Hồ

            Bắc Kạn        

3          Miến dong Tài Hoan  – HTX Tài Hoan

4          Vi-Cumax Nanocurcumin – Công ty TNHH nhà máy Curcumin Bắc Hà

            Sơn La           

5          Cà phê bột nguyên chất Bích Thao –  Hợp tác xã cà phê Bích Thao

            Thái Nguyên 

6          Chè tôm nõn – Hợp tác xã chè Hảo Đạt

7          Bảo Lâm trà – Hợp tác xã Tuyết Hương

8          Lộc trà thượng hạng – Công ty cổ phần Trà Việt Thái

9          Hà Thái tea – Công ty cổ phần chè Hà Thái

10        Miến dong Việt Cường – Hợp tác xã Miến Việt Cường

11        Nấm hương khô – Công ty TNHH công nghệ sinh học Phú Gia

            Hà Nội           

12        Bộ bát đĩa gốm sứ hoa sen đỏ – Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh

13        Bộ ấm chén gốm sứ chim én hoa sen – Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh

14        Bộ ấm chén gốm sứ rồng phượng – Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh

15        Bộ bát đĩa gốm sứ chim én Hoa Sen  – Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh

16        Bộ sản phẩm gốm men suối ngọc – HTX sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh

17        Bún gạo  – Công ty cổ phẩn thực phẩm Minh Dương

            Hưng Yên      

18        Nano Curcumin Hoàng Minh Châu Hưng Yên – Công ty TNHH Hoàng Minh Châu Hưng Yên

            Thanh Hóa    

19        Nước mắm Lê Gia – Cốt đặc biệt – Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia

20        Mắm tôm Lê Gia – Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia

            Lâm Đồng     

21        Ladoatiso Trà Nhất Diệp Nguyên Hương – Công ty cổ phần dược Lâm Đồng

22        Ladoatiso Cao ống – Công ty cổ phần dược Lâm Đồng

            Sóc Trăng      

 23       Gạo thơm ST24 – Doanh nghiệp tư nhân Hồ Qunag Trí

24        Nấm rơm đóng hộp – Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Nấm xuất khẩu Tư Thao

25        Trà Mãng Cầu – Túi lọc – Công ty TNHH Cẩm Thiều

26        Trà Mãng Cầu – Hương vị đậm đà – Công ty TNHH Cẩm Thiều

27        Trà Mãng Cầu – Hương vị thuần túy  – Công ty TNHH Cẩm Thiều

28        Gạo Tài Nguyên hiệu Phú Khang – Doanh nghiệp tư nhân Châu Hưng

29        Đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa – Công ty TNHH một thành viên Thiên Vạn Tường

30        Nấm Linh chi thái lát – Công ty TNHH một thành viên Thiên Vạn Tường

            Kon Tum       

31        Cà phê rang xay DAKMARK – Công ty TNHH MTV cà phê Nguyên Huy Hùng

            An Giang       

32        Gạo Thơm Đặc SảnThiên Vương – Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời

33        Gạo Ngon Tiến VuaTiên Nữ  – Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời

34        Thực phẩm bổ sung Gạo mầm Vibigaba – Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời

35        Đường thốt nốt sệt Palmania  – Công ty Cổ phần Palmania

36        Đường thốt nốt bột Palmania – Công ty Cổ phần Palmania

            Quảng Ninh  

37        Trà hoa vàng khô – Công ty CP kinh doanh dịch vụ lâm sản ngoài gỗ Đạp Thanh

38        Trà hoa vàng Quy Hoa – Công ty TNHH DVTM & XNK Quy Hoa

39        Rượu mơ Yên Tử – Công ty TNHH MTV sản xuất dịch vụ và thương mại Thăng Long

40        Bộ Ngọc trai Akoya – Ngọc trai Hạ Long – Công ty cổ phần Ngọc Trai Hạ Long

41        Bộ Ngọc trai SouthSea – Ngọc trai Hạ Long – Công ty cổ phần Ngọc Trai Hạ Long

42        Bộ Ngọc trai Tahiti – Ngọc trai Hạ Long – Công ty cổ phần Ngọc Trai Hạ Long

43        Bộ bình hút lộc – Chi nhánh Công ty TNHH Quang Vinh./.

Powered by Blog Grabber

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *