Theo báo cáo tổng kết cuối năm 2019 của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, hiện nay đã có hơn 900 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong chương trình OCOP cả nước
Theo báo cáo tổng kết cuối năm 2019 của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, hiện nay đã có hơn 900 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong chương trình OCOP cả nước. Mục tiêu năm 2020, tổng số sản phẩm OCOP được chuẩn hóa chất lượng, gắn sao phấn đấu đạt 2.400 sản phẩm. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các tỉnh, thành phố trên cả nước, khi Chương trình mới được triển khai, nhiều cán bộ cơ sở còn hiểu chưa đầy đủ về nội dung, phương pháp, cách làm.
Để đạt được mục tiêu trên, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương thường xuyên tổ chức các đoàn công tác đi hướng dẫn địa phương đã ban hành cơ chế chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy, tăng cường hoạt động xúc tiên thuongw mại triển khai Chương trình (Quảng Ninh, Quảng Nam, Lâm Đồng, Hà Nam, Bắc Kạn, Sơn La, Hòa Bình…). Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt Chương trình OCOP, đảm bảo 100% các tỉnh phê duyệt và triển khai đề án/kế hoạch cùng với việc củng cố kiện toàn bộ máy làm việc trên cả nước. Đặc biệt, Bắc Kạn là tỉnh đầu tiên của cả nước đã vận động, thành lập Hội doanh nhân OCOP của tỉnh, được các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất tích cực hưởng ứng.
Tuy nhiên, theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương, riêng năm 2019 đã có 3 văn bản trực tiếp của Bộ đôn đốc các địa phương, song tiến độ thực hiện Chương trình OCOP tại một số tỉnh, thành phố còn chậm. Điển hình như tại Lai Châu, Tây Ninh, Bạc Liêu, Cà Mau, Thái Bình, Bình Dương, Kiên Giang. Nguyên nhân chủ yếu do hạn chế về nhận thức và sự chỉ đạo của lãnh đạo địa phương còn chưa quyết liệt, đội ngũ tư vấn đủ trình độ còn thiếu, do đó công tác xây dựng đề án của địa phương mất nhiều thời gian../.
VPĐP NTM TW