Có những thứ quà quê dân dã tưởng như từ lâu đã vắng bóng. Nhưng giống như món sấu dầm, ô mai chua…, kẹo dồi đã được người dân âm thầm nuôi dưỡng rồi biến thành món quà ngon có thương hiệu
Những thanh kẹo trắng tinh, thơm nức mùi đường, nhân lạc, vani… Xưa, người dân địa phương thấy kẹo này có hình dạng giống món dồi – một món ăn quen rất được ưa chuộng tại vùng quê miền Bắc nên gọi là kẹo dồi.
Có người nói kẹo dồi chỉ là một tên khác của kẹo kéo phương Nam, cũng y như loại kẹo được mang đi bán dạo khắp đường phố Sài Gòn, chỉ khác là “nó” được vô bao, bọc. Riêng tôi thì thấy khác. Khác ở chỗ từ một loại kẹo chỉ bán dạo, kẹo dồi đã được “mặc áo”, in nhãn đi chu du khắp nơi. Để đến nơi nào dù xa lắc, mở ra cũng thơm phức, giòn rụm chứ không phải “kéo” ra một lúc là ỉu, mềm oặt. Ban đầu kẹo dồi được chỉ được bán trong các chợ ở một số làng quê trong tỉnh, có lúc biến tấu thành món kẹo đổi đồng nát, rau củ… Rồi theo thời gian, từ món quà quê thành đặc sản của vùng quê và tiến đến thành phố, thành đặc sản và ngày càng phát triển, phổ biến đi khắp nơi.
Kẹo dồi vẫn được chế biến từ những nguyên liệu quen thuộc như mật mía (mạch nha), đường, củ lạc. Bí quyết để làm nên món kẹo ngon bên cạnh những nguyên liệu chất lượng thì tài năng của người “đánh” kẹo mới là nhân tố quyết định.Tỷ lệ pha chế các nguyên liệu tuân theo công thức phù hợp. Mẻ kẹo ngon khi ngả sang màu nâu vàng, nhưng cũng còn tùy thuộc vào sự nhạy cảm của nghề nghiệp, kinh nghiệm và thời gian chuẩn xác nếu không món kẹo sẽ bị cứng, hoặc bị dai nên đòi hỏi nghệ nhân phải khéo léo và chính xác trong từng công đoạn nấu.
Đầu tiên, người làm kẹo sẽ đun mạch nha và đường trên lửa nhỏ cho đến khi đạt độ dẻo quánh nhất định. Tiếp theo, khối kẹo sẽ được quật vào một chiếc cột có gắn đinh cho đến khi khối kẹo dẻo quẹo. Độ dẻo đạt yêu cầu là khi nặn thành khối, hình trụ hay bẻ tơi đều kết kính lại. Khi đó khối kẹo sẽ có có màu trắng đục.Kẹo nhồi xong sẽ được dàn mỏng làm thành vỏ hay áo kẹo, rồi cho lớp nhân gồm lạc rang giòn đã nhào trộn đường vào. Sau đó cuộn tròn để trông như miếng dồi với lớp vỏ đường bên ngoài, nhân lạc bên trong.
Công đoạn cuộn kẹo rất quan trọng, cần phải có ít nhất hai người làm vì một người uốn vỏ kẹo còn người kia sẽ nhanh tay cắt thành từng đoạn khoảng 3cm. Bước cuối cùng là lăn kẹo đã thành hình qua lớp bột nếp trắng tạo thành một lớp phủ tránh dính khi ăn. Món kẹo ngon phải có màu trắng tinh, thơm nức mùi đường, khi ăn vào sẽ cảm nhận vị giòn của vỏ, bùi, ngậy và thơm của nhân. Sau chuyến đi dài vẫn còn giòn rụm như tấm lòng ấm áp của người phương xa.
Và OCOSHOP.VN là nơi gửi tới thực khách hương vị truyền thống kẹo dồi lạc Bảo Minh_ Một trong những cơ sở đi đầu sản xuất các sản phẩm bánh kẹo truyền thống.