Quảng Nam: Hơn 22 tỷ đồng hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021 – 2022

Sáng nay 22/2, Ban Kinh tế – ngân sách HĐND tỉnh làm việc với lãnh đạo Sở NN&PTNT và một số đơn vị liên quan về tình hình triển khai Nghị quyết số 07 (ngày 13/1/2021) của HĐND tỉnh quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” – OCOP trên địa bàn Quảng Nam giai đoạn 2021 – 2025.
Quang cảnh cuộc làm việc diễn ra sáng nay 22/2. Ảnh: N.S
Quang cảnh cuộc làm việc sáng nay 22/2. Ảnh: N.S

Theo báo cáo tại cuộc làm việc, qua 5 năm thực hiện Chương trình OCOP (2018 – 2022), toàn tỉnh có 333 sản phẩm của 260 chủ thể được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP, gồm: 275 sản phẩm 3 sao, 58 sản phẩm 4 sao (trong đó có 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao).

Về thực hiện Nghị quyết số 07 của HĐND tỉnh, trong 2 năm 2021 – 2022 UBND tỉnh bố trí 22,2 tỷ đồng cho các ngành, địa phương triển khai Chương trình OCOP. Trong đó, phần lớn nguồn kinh phí hỗ trợ các chủ thể đầu tư xây mới và nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm máy móc trang thiết bị, thiết lập mẫu mã bao bì, xây dựng thương hiệu, tem truy xuất nguồn ngốc… để phát triển sản phẩm đạt chuẩn OCOP các hạng sao cấp tỉnh.

Chỉ tính riêng trong 2 năm (2021 – 2022) thực hiện Nghị quyết số 07, toàn tỉnh có 146 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, gồm 112 sản phẩm 3 sao và 34 sản phẩm 4 sao.

Trong 5 năm 2018 - 2022, toàn tỉnh có 333 sản phẩm của 260 chủ thể được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP các hạng sao. Ảnh: N.S
Giai đoạn 2018 – 2022, toàn tỉnh có 333 sản phẩm của 260 chủ thể được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP các hạng sao. Ảnh: N.S

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo Sở NN&PTNT kiến nghị UBND tỉnh và Sở Tài chính quan tâm phân bổ nguồn vốn hỗ trợ hằng năm cho các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Chương trình OCOP cân đối, dựa trên cơ sở nhu cầu của từng địa phương cũng như kinh phí đề xuất của Sở NN&PTNT.

Sở NN&PTNT cũng đề nghị các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo lĩnh vực ngành, khi kiểm tra định kỳ nếu phát hiện cơ sở sản xuất có sản phẩm OCOP vi phạm đến mức cần thu hồi giấy chứng nhận OCOP thì có thông báo bằng văn bản đến cơ quan thường trực Chương trình OCOP là Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Nam (Sở NN&PTNT) để tham mưu UBND tỉnh quyết định thu hồi.

Lãnh đạo Sở Tài chính phát biểu ý kiến. Ảnh: N.S
Lãnh đạo Sở Tài chính phát biểu ý kiến tại cuộc làm việc. Ảnh: N.S

Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần xử lý nghiêm sản phẩm không rõ nguồn gốc, không đúng các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, bao bì nhãn mác được bày bán tràn lan trên thị trường để nâng cao giá trị sản phẩm OCOP của tỉnh…

Nguồn: https://baoquangnam.vn/thoi-su-kinh-te/hon-22-ty-dong-ho-tro-thuc-hien-chuong-trinh-ocop-giai-doan-2021-2022-139039.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *